Facebook Messenger vẫn đang đọc từng dòng tin nhắn của người dùng?

Nhắc đến vấn đề bảo mật thông tin, Facebook thường xuyên bị các chuyên gia lên án. Mới đây, ông Ken McCallum – người đứng đầu cơ quan an ninh MI5 của Anh đánh giá, việc chậm nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên Internet trở nên trầm trọng hơn.

Còn theo tờ Forbes, việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Bởi vì trước đó, vào năm 2018, CEO Facebook từng thừa nhận rằng, công ty này có thể phát hiện những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.

Facebook Messenger đang đọc dữ liệu tin nhắn của người dùng.

Do đó, các chuyên gia suy luận, Facebook đang “giám sát” nội dung của người dùng. Cụ thể, thông tin cá nhân, y tế, tài chính của rất rất nhiều người dùng Facebook Messenger đang nằm trong các trường dữ liệu mà Facebook thu thập qua nền tảng Messenger.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Facebook cố tình kéo dài thời gian nâng cấp bảo mật chỉ như một cách nhằm bảo vệ WhatsApp. Hiện nay, 3 nền tảng thuộc sở hữu của Facebook là Messenger, Instagram và WhapsApp đang phục vụ tới hơn 50% dân số toàn cầu.

Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp (thuộc sở hữu của Facebook) lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai – kể cả Facebook có thể biết được nội dung tin nhắn.

Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger đang được đặt ở tình trạng đáng báo động. Lý do đơn giản là Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước.

Theo tổ chức bảo vệ quyền trẻ em NSPCC (National Society for the Prevention of Cruelty to Children), tính năng trò chuyện trên khiến nhiều người lớn có thể tiếp cận trẻ em qua Messenger, dẫn tới những vụ lạm dụng không đáng có.

Sẽ bảo mật và an toàn hơn khi các cuộc trò chuyện có thể diễn ra với những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin, ít nhất đó là một tùy chọn như Telegram hay Viber.

Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại, và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại, các chuyên gia nhận định. Vì vậy, các ứng dụng nhắn tin mã hóa như WhatsApp, Viber hay Telegram sẽ đáng tin cậy hơn.

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm

admin

TCTshop.com - Mua sắm trực tuyến trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam. Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ chuyên nghiệp giúp khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam dễ dàng mua sắm các sản phẩm trực tuyến.

Tin tức liên quan

Zalo Connect thêm tính năng “trảm” thông tin đùa cợt, quảng cáo, lừa đảo

Zalo Connect thêm tính năng “trảm” thông tin đùa cợt, quảng cáo, lừa đảo

Có thể “Xác nhận đã giúp” và “Báo xấu” Với số lượng rất lớn các yêu cầu cần giúp đỡ tại Zalo Connect, việc phân bổ sự trợ giúp, chia sẻ cơ hội và đảm bảo đến đúng người khó … Readmore

Đọc tiếp

Yếu tố nào khiến người dùng nâng cấp smartphone?

Yếu tố nào khiến người dùng nâng cấp smartphone?

Có rất nhiều lý do khiến người dùng mua những chiếc smartphone mới, nhưng đâu mới là lý do chính? Thực tế, những chiếc smartphone ngày nay khá giống nhau. Nếu tắt nguồn các thiết bị và xếp chúng cạnh nhau, … Readmore

Đọc tiếp

Yên tâm, iPhone 13 sẽ đúng hẹn với iFan vào tháng 9

Yên tâm, iPhone 13 sẽ đúng hẹn với iFan vào tháng 9

Các nhà nghiên cứu cho biết, “gia đình” iPhone 13 sẽ ra mắt vào tháng 9 với chip A15, pin lớn hơn. Theo công ty nghiên cứu TrendForce, Apple có khả năng sẽ tung cả 4 phiên bản thuộc dòng … Readmore

Đọc tiếp