Nếu “dế yêu” của bạn lộ dấu hiệu tuổi tác với những căn bệnh này thì bạn nên đổi điện thoại mới hơn là mang đi sửa sẽ tốn kém hơn nhiều.
Pin tụt quá nhanh
Nếu bạn là một con nghiện smartphone, có lẽ bạn từng rơi vào cảnh pin điện thoại tụt xuống dưới vạch đỏ. Nếu bạn thấy pin điện thoại của mình không còn “trâu bò” như xưa nữa, có lẽ đã đến lúc phải thay mới.
Sau vài trăm chu kỳ sạc (khoảng 1 hoặc 2 năm), pin sẽ mất đi khoảng 1/5 hoặc hơn khả năng lưu điện. Đó là lý do tại sao bạn nên tránh sạc pin xuyên đêm để hạn chế số lần sạc không cần thiết.
Tốc độ xử lý quá chậm chạp
Sử dụng một chiếc điện thoại hay tablet đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác máy ì ạch. Chẳng ai muốn ngồi đợi chiếc smartphone của mình xử lý một tác vụ nào đó một cách quá chậm chạp cả. Mở ứng dụng có thể mất đến cả phút, và thao tác chạm của bạn cũng có cảm giác bị “lag”.
Thay thế điện thoại sẽ giúp bạn có thêm nhiều tài nguyên để phần mềm điện thoại có thể chạy mượt mà, dù đó là bản thân hệ điều hành Android hay các ứng dụng bạn đã cài đặt.
Không chạy được các ứng dụng mới
Các loại ứng dụng mới như VR – vốn đòi hỏi tài nguyên khá nhiều – có thể không hoạt động hiệu quả trên các điện thoại đời cũ.
Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với các game trên Android. Gameplay càng hấp dẫn, lượng RAM cần đến càng nhiều, sức mạnh xử lý đồ họa của điện thoại cũng cần phải mạnh hơn.
Nếu các ứng dụng nói trên vận hành không đúng như kỳ vọng trên thiết bị của bạn, có lẽ đã đến lúc mua điện thoại mới.
Ứng dụng crash thường xuyên
Việc ứng dụng bị crash là điều không thể tránh khỏi. Tất nhiên, sự cố đôi khi cũng thuộc về nhà phát triển đã tạo ra ứng dụng quá nhiều lỗi hoặc khâu thiết kế quá tệ.
Một khả năng khác là khả năng tương thích của điện thoại, bởi một số ứng dụng chỉ chạy được trên các điện thoại đời mới nhất mà thôi.